Dien dan CH15B KTQD
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Dien dan CH15B KTQD

Thông tin lớp cao học 15B - KTQD - CH15B NEU
 
HomeHome  PortalPortal  GalleryGallery  SearchSearch  Latest imagesLatest images  RegisterRegister  Log inLog in  

 

 Lich su triet hoc (tham khao)

Go down 
2 posters
AuthorMessage
doancuong

doancuong


Number of posts : 364
Registration date : 2006-12-01

Lich su triet hoc (tham khao) Empty
PostSubject: Lich su triet hoc (tham khao)   Lich su triet hoc (tham khao) Icon_minitimeThu Jun 14 2007, 07:06

Aristotle vĩ đại cũng là kẻ đạo văn lớn nhất mọi thời đại?
Aristotle đã ăn cắp các di sản văn hoá của huyền học Ai Cập từ các thư viện vùng sông Nile. Không hiểu hết tinh thần biện chứng của chúng, trong những bản dịch và cải biên của mình, ông ta gán cho chúng khuynh hướng chiết trung.
Đây không phải là một cái tít giật gân: câu trả lời của Giáo sư George G. M. James cho câu hỏi trên là khẳng định.
Bìa bốn cuốn sách Di sản bị đánh cắp của ông có những dòng giới thiệu như sau: "Tiến sĩ James... cung cấp cho chúng ta những bằng chứng vô cùng thuyết phục rằng Aristotle hoàn toàn không phải là học giả vĩ đại nhất thời cổ đại, mà là một tên ăn cướp - kẻ đạo văn lớn nhất mọi thời. Aristotle đã ăn cắp các di sản văn hoá thuộc Hệ thống Huyền thuật Ai Cập (tạm dịch từ Mystery Systems) từ các thư viện vùng sông Nile.

Không hiểu hết tinh thần biện chứng của chúng, trong những bản dịch và cải biên của mình, ông ta gán cho chúng khuynh hướng chiết trung. Ông ta còn bóp méo chúng thành các giáo điều và truyền lại cho thế giới phương Tây thông qua lối diễn đạt công thức, khô cứng, trái hẳn nguyên bản vốn uyển chuyển và linh hoạt" [1].
Xuất bản năm 1954, cuốn sách của George G.M. James đã gây một cú sốc khi chứng minh rằng cái gọi là "Triết học Hy lạp" thực chất là Triết học Ai Cập - dù đã bị bóp méo theo hướng tồi tệ hơn. Ông căn cứ trước hết và các tài liệu của chính Hy Lạp, theo đó tuyệt đại đa số các nhà tư tưởng Hy Lạp đều thụ giáo ở Ai Cập và thảy đều ngưỡng mộ nền văn minh vĩ đại đã tồn tại hàng ngàn năm trước khi nền văn minh Hy Lạp ra đời.

Theo sử sách, Pythagoras từng du học tại Ai Cập trước khi trở về quê nhà ở đảo Samos; Thales cũng vậy, đã từng du học ở Ai Cập, còn các cộng sự của ông như Anaximander and Anaximenes là người vùng Ionia ở Tiểu Á, một trung tâm Huyền thuật Ai Cập. Xenophanes, Parmenides, Zeno và Melissus cũng là người gốc Ionia, về sau chuyển đến Elea (Italy) và truyền bá Huyền thuật. Đồng hương Ionia với họ còn có các tên tuổi trụ cột khác trong cái gọi là Triết học Hy Lạp như Heraclitus, Empedocles, Anaxagoras và Democritus. Plato cũng từng đến Ai Cập.
Với tư cách là nền văn minh phát triển nhất thời cổ đại, Ai Cập là trung tâm văn hoá và giáo dục. Các sinh viên không chỉ từ Hy Lạp mà từ khắp nơi đổ về đây thụ giáo. Điều này còn kéo dài nhiều thế kỷ và đến đầu công nguyên. Có thể kể những cái tên như Moses hay St. Paul. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi theo sử sách, tất cả những triết gia tiền Socrates đều thụ giáo Huyền thuật Ai Cập trước khi trở thành người truyền bá tư tưởng.
Theo George G. M. James, Huyền thuật Ai Cập đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả vùng một rộng lớn ở Địa Trung Hải từ rất lâu trước khi được truyền bá tại Athens. Một lý do của tình trạng đó là sự đối đầu giữa của Athens với Ionia và một số quốc gia thành thị khác ở Italy.

Trong suốt năm ngàn năm, cho đến cuộc xâm lăng của người Ba Tư, người Hy Lạp bị cấm đến Ai Cập. Chính vì tư tưởng của Huyền thuật quá xa lạ đối với Athens nên những người truyền bá nó bị đàn áp dữ dội: họ đã xử tử hình Socrates và khiến Plato và Aristotle phải bỏ trốn khỏi Athens. Cũng vì lý do tương tự, trước đó Pythagoras đã bị trục xuất khỏi Croton ở Italy.
George G.M. James lưu ý rằng những nhà triết học được gọi là "Tiền Socrates" của Hy Lap đều là người vùng Ionia hoặc Italy. Tại sao họ không tự tuyên bố về triết học của mình? George G.M. James giải thích rằng do ở những vùng này Huyền thuật được phổ biến từ lâu, những nhà tư tưởng này ý thức sâu sắc rằng tác giả của nền triết học đó là người Ai Cập. Còn bản thân các nhà hiền triết Ai Cập thì không để lại tác phẩm nào, vì điều đó trái với luật lệ của Huyền thuật. Họ chỉ có thể học tập và tu dưỡng cho đến khi trở thành bậc đại sư và truyền dạy cho các thế hệ học trò kế tiếp chứ không viết sách.
Theo George G.M. James, khi Alexander Đại đế và chinh phục Ai Cập, ông ta đã cho thầy học của mình là Aristotle và hai học trò của Aristotle là Theophrastus và Eudemus tiếp cận các thư viện Ai Cập, đặc biệt thư viện hoàng gia Alexandria về sau bị biến thành trường học. Aristotle quyết định soạn bộ lịch sử triết học.

Trong một thời gian ngắn, ông công bố bộ sách về Siêu hình học. Theophrastus hoàn thành mười tám bộ sách về các nhà Vạn vật học, còn Eudemus cũng soạn xong bộ sách về Số học, Hình học, Thiên văn học và Thần học. Khối lượng công việc cũng như sự phong phú về môn loại khiến cho nhiều người phải đặt dấu hỏi về quyền tác giả của họ.
George G.M. James nghiên cứu các tài liệu về Huyền thuật và chỉ ra rằng cốt lõi của triết học Hy Lạp chính là tư tưởng của người Ai Cập. Khẩu hiệu "Hãy tự biết mình" được coi là của Socrates, chẳng hạn, thực ra là phương châm mà người Ai Cập đóng lên trước cửa các đền đài của họ trong hàng ngàn năm trước đó.
Tương tự như vậy, những tư tưởng của Plato đã thấy trong các tài liệu của người Ai Cập từ trước đó 3.000 năm mà sau này được in thành cuốn sách gọi là Tử thư - có lẽ là tài liệu cổ nhất về triết học của nhân loại. Ví dụ khác là cách phân loại các môn học thành Tam khoa (Ngữ pháp, Tu từ học, Lô gích học) và Tứ khoa (Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc) thường được coi là của Aristotle và được áp dụng ở châu Âu suốt thời Trung cổ.

Thật ra, đây chính là cách chia của người Ai Cập. Nền giáo dục Ai Cập bao gồm việc tu dưỡng mười đức hạnh (cần thiết để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu) và bảy môn học giúp cho việc giải phóng linh hồn: Ngữ pháp, Tu từ học, và Lô gích học giúp thanh lọc những gì phi lý; Số học và Hình học là khoa học về không gian và trật tự siêu nghiệm, chìa khoá giải các vấn đề về tồn tại và vạn vật; Thiên văn học nghiên cứu liên hệ giữa con người với vũ trụ cùng các quy luật về số phận; Âm nhạc nghiên cứu sự hài hoà của linh hồn con người với thần linh.
George G.M. James cho rằng lịch sử do người Hy Lạp viết đã cố tình không nhắc đến việc Aristotle đến Ai Cập, cho dù là tự đến hay đi cùng với đội quân xâm lăng của Alexander. Tuy nhiên, lịch sử cho biết rằng Aristotle được Alexander cấp rất nhiều tiền để mua sách. George G.M. James lập luận:

a) Nếu Aristotle có thể mua sách thì sách phải có để mua; b) Nếu có sách để mua mà Aristotle không đến Ai Cập thì sách phải có ở Hy Lạp; c) Nếu sách đã có ở Hy Lạp thì các học giả Hy Lạp phải biết nội dung các sách đó. Như vậy có thể khẳng định Aristotle và những tác giả Hy lạp khác không phải là những người đầu tiên đưa ra các kiến thức và tư tưởng khoa học.
George G.M. James không phải là người duy nhất cho rằng các tác giả Hy Lạp đã cướp công người Ai Cập. Trong cuốn Những bí ẩn của Đại Kim Tự Tháp, Peter Tompkins viết rằng việc nghiên cứu các văn bản tượng hình và các tài liệu toán học cổ cho thấy một nền khoa học rất phát triển từng nở rộ ở vùng này và "Pythagoras, Eratosthene, Hipparchus cũng như các tác giả Hy Lạp khác, những người được cho là khởi đầu nền toán học trên hành tinh thật ra chỉ nhặt nhạnh những mảnh vụn của một nền khoa học cổ xưa do những tiền bối xa xôi và vô danh của họ xây dựng nên mà thôi" [2].
Một tác giả khác là Martin Bernal với cuốn sách Black Athena: The Afroasiatic Roots of Classical Civilization [3] (Athens đen: Nguồn gốc Á - Phi của Văn minh Cổ điển), gồm hai tập, tổng cộng 1.400 trang khổ lớn, trong đó, một khối lượng tài liệu đồ sộ trong nhiều lĩnh vực: lịch sử, triết học, ngôn ngữ, khảo cổ..., ông phát triển những luận cứ của George G.M. James bắt đầu từ việc chỉ ra nguồn gốc của rất nhiều thuật ngữ cũng như tên các vị thần Hy Lạp. Nhân tiện cũng nói thêm rằng Bernal là một học giả từng nhiều năm giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (cùng với Trung Quốc và Nhật Bản và nhiều tứ tiếng khác trên thế giới).
Xin trở lại với chủ đề của bài viết. Triết học Hy Lạp, George G.M. James kết luận, chỉ là thứ đồ ăn cắp. Nhưng do người Hy Lạp chẳng làm gì được nhiều với đồ ăn cắp của mình. Vốn không có năng lực triết học, nên sau khi Aristotle chết (năm 322 trước CN), họ cũng thôi quan tâm đến triết học và cái gọi là Triết học Hy Lạp cũng chết yểu.
Theo Ngô Tự Lập
eVan
Back to top Go down
Admin
Admin
Admin


Number of posts : 611
Age : 37
Localisation : Nơi có Olive và rau chân vịt
Registration date : 2006-11-30

Lich su triet hoc (tham khao) Empty
PostSubject: Re: Lich su triet hoc (tham khao)   Lich su triet hoc (tham khao) Icon_minitimeThu Jun 14 2007, 20:21

Shocked Shocked Shocked
Back to top Go down
https://ch15.forumotion.com
 
Lich su triet hoc (tham khao)
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Tai lieu tham khao
» Tai lieu tham khao do la hoa
» Tai lieu tham khao PPNCKH
» Trang web tham khao marketing
» Tai lieu tham khao CD1- Luat Kinh te

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Dien dan CH15B KTQD :: Thông tin chung lớp học :: Thông báo, tin tức hàng ngày-
Jump to: